DANH MỤC
Tin nổi bật
Đối tác
Thống kê truy cập
Hôm nay | 172029 | |
Hôm qua | 258045 | |
Tuần này | 258044 | |
Tuần trước | 76811 | |
Tất cả | 768086 |
Lịch sử khai hoang Đài Loan
20/12/2011 9:54:06 CH
Đài Loan là một phần không thể chia cắt của Trung Quốc. Xét từ
góc độ địa lý, ở thời đại viễn cổ, Đài Loan và đất liền
Trung Quốc là một khối liền vào nhau. Sau đó, do hoạt động của
vỏ trái đất, mảnh đất liên kết Đài Loan và đất liền chìm
xuống, trở thành eo biển, do vậy, Đài Loan trở thành một hòn
đảo trên biển. Văn vật với số lượng lớn như đồ đá, đồ gốm
màu đen, đồ gốm nhiều màu khai quật từ các nơi Đài Loan cũng
chứng minh, trước khi có lịch sử ghi chép, văn hóa Đài Loan và
văn hoá đất liền Trung Quốc có nguồn gốc chung.
Theo
văn hiến, năm 230, chúa nước Ngô Tôn Quyền từng cử tướng quân
Vệ Ôn, Chư Cát Trực dẫn 10 nghìn thủy quân vượt biển đến Đài
Loan. Đây là sự bắt đầu của cư dân đất liền Trung Quốc lợi
dụng kiến thức văn hóa tiên tiến để khai thác Đài Loan. Đến
nhà Tùy vào cuối thế kỷ thứ 6 và đầu thế kỷ thứ 7, nhà vua
Tùy Dạng Đế từng 3 lần cử người đến Đài Loan, “tìm hiểu phong
tục khác hẳn với đất liền”, thăm hỏi cư dân địa phương. Sau đó
trong 600 năm từ nhà Đường đến nhà Tống, nhằm tránh khỏi
chiến tranh, cư dân ven biển đất liền, nhất là cư dân ở Thuyền
Châu và Chương Châu tỉnh Phúc Kiến, tới tấp sang Bành Hồ hoặc
đảo Đài Loan, khai hoang đảo này. Năm 1335, nhà Nguyên chính thức
đặt “Tuần Kiểm Tư” tại Bành Hồ để quản lý dân chính của
Bành Hồ và đảo Đài Loan. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu đặt cơ
quan chính quyền chuyên trách tại Đài Loan.
Kể từ nhà
Minh, nhân dân đất liền và Đài Loan thường đi lại với nhau. Khi
sang thăm các nước ở Nam Dương, hàm đội to lớn do nhà hàng hải
Trịnh Hoà dẫn đầu từng cặp bến Đài Loan, mang lại hàng mỹ
nghệ và nông sản phẩm cho cư dân địa phương. Năm 1628 (năm đầu
tiên Sùng Trinh nhà Minh), Phúc Kiến bị hạn hán, cư dân không có
cách kiếm sống, người Phúc Kiến Trịnh Chi Long tổ chức hàng
vạn nhân dân bị nạn đến Đài Loan, khai thác đất hoang. Từ đó,
Đài Loan bước vào thời kỳ khai thác với quy mô lớn.
Trịnh Thành Công thu hồi Đài Loan
Sau
giữa thế kỷ 16, đảo Đài Loan giàu đẹp trở thành đối tượng
ham muốn của bọn thực dân phương Tây. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
lần lượt xâm phạm Đài Loan, hoặc cướp bóc tài nguyên, hoặc
tiến hành xâm lược bằng văn hóa tôn giáo, hoặc trực tiếp cử
quân chiếm đóng lãnh thổ. Năm 1642, người Hà Lan thay thế người
Tây Ban Nha chiếm đóng miền bắc Đài Loan. Từ đó, Đài Loan trở
thành thuộc địa của Hà Lan.
Trong thời kỳ chiếm đóng
Đài Loan, bọn thực dân Hà Lan bóc lột tàn nhẫn nhân dân Đài
Loan. Nhân dân Đài Loan không ngừng khởi nghĩa để chống lại bọn
thực dân Hà Lan. Năm 1662, dưới sự phối hợp của nhân dân Đài
Loan, anh hùng dân tộc Trịnh Thành Công trục xuất bọn thực dân
Hà Lan và thu hồi Đài Loan. Nhưng sau đó không lâu, ông Trịnh
Thành Công mắc bệnh qua đời. Trịnh Kinh—con trai của ông và
Trịnh Khắc Sảng—cháu của ông cai trị Đài Loan cả thảy 22 năm.
Trong thời gian cai trị Đài Loan, ba thế hệ ông cháu họ Trịnh
khuyến khích sản xuất đường và muối, mở mang công nghiệp và
thương nghiệp, phát triển thương mại, mở học đường cũng như đổi
mới phương thức sản xuất nông nghiệp của dân tộc Cao Sơn. Những
biện pháp nói trên đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của
kinh tế và văn hóa Đài Loan. Thời kỳ này là thời kỳ khai
thác và phát triển quan trọng trong lịch sử Đài Loan, được gọi
là “Thời đại Minh Trịnh”
Vào những năm đầu nhà Thanh, Đài Loan được đưa vào bản đồ Trung Quốc
Năm
1683 (năm thứ 22 Khang Hy nhà Thanh), chính phủ nhà Thanh cử quân
tấn công Đài Loan, Trịnh Khắc Sảng dẫn quân quy phục nhà Thanh.
Chính phủ nhà Thanh đặt một phủ 3 huyện ở Đài Loan, thuộc
tỉnh Phúc Kiến. Từ đó, Đài Loan quay trở về Trung Quốc, dưới
sự quản lý thống nhất của chính phủ trung ương, nên liên hệ về
mặt chính trị, kinh tế và văn hóa với đất liền Trung Quốc
ngày càng chặt chẽ. Đài Loan trở thành một phần không thể chia
cắt của đất nước thống nhất.
Năm 1885 (năm thứ 11 Quang
Tế), chính phủ nhà Thanh nâng cấp Đài Loan thành tỉnh, Lưu Minh
Truyền được bổ nhiệm làm tuần phủ đầu tiên. Tuần phủ Lưu Minh
Truyền chiêu mộ rất nhiều cư dân tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông
đến Đài Loan, tiến hành khai thác với quy mô lớn. Sau đó ông
lần lượt đặt Tổng cục khai hoang, Tổng cục điện tín, Tổng cục
đường sắt, Cục quân giới, Cục thông thương, Cục khoáng sản và
dầu khí, Cục chặt cây; xây dựng pháo đài, chỉnh đốn công tác
phòng ngự; mắc dây điện, mở bưu điện; xây dựng đường sắt, mở
mỏ khoáng, đóng tàu biển, phát triển ngành công thương; mở học
đường Trung Tây, phát triển văn hóa-giáo dục.
Thời kỳ bị Nhật chiếm đóng
Trong
50 năm cuối thế kỷ 19, Nhật đi lên con đường phát triển tư bản
chủ nghĩa sau cuộc cải cách Mây-gi. Năm 1894, Nhật mở cuộc
chiến tranh Trung-Nhật, tức là chiến tranh Giáp Ngọ. Năm 1895,
Chính phủ nhà Thanh bị đánh bại ký “Điều ước Mã Quan” nhục
nước mất quyền với Nhật, cắt Đài Loan và quần đảo Bành Hồ
cho Nhật. Từ đó, Đài Loan trở thành thuộc địa của Nhật, bắt
đầu thời kỳ bị Nhật chiếm đóng trong 50 năm.
Sau khi
chiếm đóng Đài Loan, bọn thực dân Nhật đặt phủ Tổng đốc ở
Đài Bắc, là cơ quan cao nhất thống trị Đài Loan, và thành lập
công sở hương trấn ở các nơi, thực thi chế độ cảnh sát và
chòm xóm, tiến hành thống trị thực dân và giáo dục “Hoàng dân
hóa” đối với dân chúng. Đồng thời, theo nhu cầu phát triển
kinh tế nước mình, Nhật coi Đài Loan là khu phát triển nông
nghiệp và chế biến nông sản phẩm của mình, khiến ngành công
nghiệp chế biến và ngành giao thông vận tải của Đài Loan từng
bước được phát triển. Trong thời kỳ cuộc chiến thế giới thứ
2, nhằm phối hợp chính sách nam tiến của chủ nghĩa phát xít,
Nhật tiến thêm một bước phát triển các ngành công nghiệp có
liên quan với quân sự ở Đài Loan.
Thu lại và tách rời
Căn
cứ sự thật lịch sử, Hiệp định quốc tế ký vào thời kỳ cuộc
chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã một lần nữa khẳng định
Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể chia cắt của Trung
Quốc. Ngày 1 tháng 12 năm 1943, ba nước Trung Quốc, Mỹ và Anh ký
“Tuyên ngôn Cai-rô” quy định: “Những mảnh đất lãnh thổ Nhật
cướp đoạt từ Trung Quốc như Mãn Châu, Đài Loan, quần đảo Bành
Hồ v,v, phải trả lại cho Trung Quốc.” Ngày 26 tháng 7 năm 1945,
“Thông cáo Pốt-xđam” do 4 nước Trung Quốc, Mỹ, Anh và Liên Xô ký
khẳng định “ các điều khoản của Tuyên ngôn Cai-rô chắc chắn sẽ
được thực hiện”.
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật tuyên bố
chấp nhận các điều khoản trong “Thông cáo Pốt-xđam”, đầu hàng
không điều kiện. Ngày 25 tháng 10 năm 1945, chính phủ Trung Quốc
tổ chức nghi thức quân Nhật ở Đài Loan đầu hàng. Nhưng, sau khi
thu hồi Đài Loan, nhà đương cục Quốc dân đảng lúc đó thống trị
Trung Quốc áp dụng chính sách hết sức sai lầm, thực thi thống
trị độc tài quân sự đối với nhân dân Đài Loan, cộng thêm việc
quan lại tham nhũng, do vậy mâu thuẫn với nhân dân Đài Loan càng
thêm gay gắt. Ngày 28 tháng 2 năm 1947, nhân dân Đài Loan tổ chức
cuộc khởi nghĩa vũ trang chống chính quyền Quốc dân đảng. Quốc
dân đảng cử nhiều quân đội đổ bộ Cơ Long và tiến hành đàn áp
đẫm máu, người bị hại có hơn 30 nghìn người. Trong lịch sử,
sự kiện này được gọi là sự kiện ngày 28 tháng 2.
Dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc
lật đổ chính phủ Quốc dân Đảng. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập. Trước khi đất liền Trung
Quốc được giải phóng, Tưởng Giới Thạch và bộ phận nhân viên
quân chính của Quốc dân đảng chạy sang Đài Loan. Nhờ sự che chở
và ủng hộ của Mỹ, chúng duy trì sự thống trị ở Đài Loan,
khiến Đài Loan và đất liền Trung Quốc một lần nữa ở vào
trạng thái chia cắt.
vietnamese.cri.cn
Liên kết website
Hỗ trợ trực tuyến
⛪ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT TÍN.
Công ty địa chỉ tại Hà Nội : Tòa Đào Tạo Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ (Tựu Liệt- Tam Hiệp- Thanh Trì- Hà Nội)
☎️Hotline chuyên viên tư vấn:
0968473466 (Mr. Văn)
0357546198 (Mrs. Ngọc)
Trường Cao Đẳng Công nghiệp Nam Định:
0967621466 (Mrs. Phương)
0967305488 (Mrs. Thúy)
🏘Công ty địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh:
0977906487 (Mrs. Huyền)
0977926481 (Mrs. Lan)